Ma lực huyền bí của những cây đèn quý tộc Tiffany
Đèn Tiffany thường được giới sưu tầm phương Tây đánh giá là loại đèn quý phái và quý hiếm. Những người sở hữu chúng không những phải có rất nhiều tiền mà cần cả sự hiểu biết, nhẫn nại và niềm đam mê đặc biệt.
Tiffany là cái tên rất quen thuộc với người Mỹ. Không phải vì nó trùng với tên một bộ phim kinh điển ra đời năm 1961 gắn với tên tuổi của huyền thoại màn bạc Audrey Hepburn, Breakfast at Tiffany's mà bởi Tiffany là thương hiệu của một loại đèn kính màu nổi tiếng do họa sĩ, nhà sáng chế, nhà thiết kế danh tiếng người Mỹ có tên là Tiffany sáng tạo ra.
Xem thêm: đèn tiffany huyền bí
Đèn kính màu Tiffany từ lâu đã được coi là một thú chơi nghệ thuật quý tộc dành cho tầng lớp thượng lưu. Ngày càng có nhiều người biết và có cơ hội sở hữu những cây đèn Tiffany, dù đó là sở hữu những chiếc đèn phiên bản nghiêm túc. Nhưng dù là “bản sao” thì nhiều chiếc đèn Tiffany phiên bản vẫn là món đồ xa xỉ đối với nhiều người.
Có những chao đèn được ghép từ hàng ngàn mảnh kính màu.
Ông say mê trường phái nghệ thuật Tân Hiện đại (Art Nouveau) vì vậy những cây đèn mang một vẻ đẹp khác lạ của ông luôn in đậm phong cách Tân Hiện đại. Tiffany nhạy cảm khác thường với màu săc và là bậc thày về nghệ thuật chơi màu.
Tiffany Studios New York do ông lập ra vào thập niên 1890 đã khẳng định thương hiệu với những chiếc đèn kính màu huyền ảo độc nhất vô nhị do chính tay ông thiết kế bằng thứ kính cho ông đích thân sáng chế. Do Tiffany là loại đèn kính màu do người Mỹ sáng tạo ra nên đa phần những người sưu tầm chúng đều là người Mỹ. Dân Mỹ không chỉ sở hữu nhiều đèn Tiffany mà còn hiểu giá trị của chúng.
Ma lực của đèn Tiffany
Tuy đã nhiều lần được chiêm ngưỡng những cây đèn kính màu Tiffany huyền ảo với những sắc màu rực rỡ phát ra một thứ ánh sáng đặc biệt, nhưng cảm giác thì lần nào cũng mới mẻ. Bước vào một căn phòng chỉ có ánh sáng phát ra từ những chiếc chao đèn Tiffany với đủ mọi sắc độ, sự biến ảo màu sắc, dường như người ta được tách ra hẳn cái thế giới náo nhiệt của cuộc sống xung quanh.
Thật kỳ lạ, ngay cả khi có cả chục cây đèn được bật sáng cùng lúc, người xem vẫn không có cảm giác bị chói mắt dù màu sắc và họa tiết của mỗi chao đèn lúc nào cũng rực rỡ. Đèn Tiffany luôn cho người ta cái cảm giác ấm áp, trầm tĩnh, một thứ ánh sáng lung linh có khả năng năng xoa dịu tinh thần nhưng lại khiến người ta rụt rè khi tới gần, bởi ngay cả khi chưa biết giá trị thật của mỗi chiếc đèn là bao nhiêu thì người ta cũng đã cảm nhận được đó là những hiện vật rất giá trị..
Đèn Tiffany có khả năng ám ảnh người xem bằng thứ ma lực quyến rũ khó định hình. Rất nhiều nhà ngoại cảm khi ngồi trước cây đèn Tiffany đã phải thốt lên rằng đó là những cây đèn phát ra năng lượng siêu hình.
Xem thêm: Đèn Tiffany kính màu hoàng tộc đắt giá nhất lịch sử
Có lẽ bởi những nghệ nhân đã làm ra những cây đèn Tiffany không chỉ sử dụng tay nghề, độ nhạy cảm đặc biệt mà còn có khả năng thổi hồn, truyền lên những miếng kính màu vô tri một thứ cảm xúc mãnh liệt ẩn chứa các giá trị tâm linh nào đó để làm ra những hoà sắc mê hoặc lòng người.
Nhiều khi người thợ phải dùng đến vàng để cho ra những sắc màu kỳ ảo.
Là một họa sĩ, Tiffany thường yêu cầu rất cao trong việc tạo ra những loại kính có màu sắc đặc biệt để làm tranh kính và đèn. Để có được những miếng kính màu rực rỡ trên các tác phẩm tranh kính và chao đèn, ông đã cùng các nhóm kỹ sư miệt mài nhiều năm tháng, đầu tư thời gian và hầu hết tiền của gần như suốt cả cuộc đời, để tìm kiếm, thử nghiệm và tạo ra những công thức và công nghệ làm ra loại kính màu mà ngày nay người ta vẫn quen gọi là kính màu Tiffany. Hơn 100 bằng sáng chế là bằng chứng cho cả cuộc đời lao động và sáng tạo miệt mài của ông.
Cho nên, ngày nay việc sở hữu một chiếc đèn Tiffany dù là phiên bản có chất lượng bảo tàng không phải cứ có có tiền là có được. Nó còn tuỳ thuộc người nghệ nhân làm đèn có khả năng tìm ra đủ loại kính cần thiết cho một tổ hợp màu sắc của một chiếc chao đèn hay không. Mà trên thực tế những miếng kính, thậm chí là những mẩu kính quý hiếm này này đôi khi phải cần tới nhiều năm tháng tìm tòi rồi sau đó mới nghĩ đến việc làm đèn.
Một nhà sưu tầm kỹ tính đặt làm một chiếc đèn “Dàn nho” đã mất hai năm trời cất công lục lọi gõ cửa các nghệ nhân gần như khắp thế giới để tìm cho được một chiếc lá màu xanh ngọc có cấu trúc 3D, bởi loại kính này đã “tiệt chủng” vĩnh viễn từ nhiều thập kỷ này.
Những chao đèn khiến người xem choáng váng
Cho đến nay, chiếc đèn Hoa sen nguyên bản do Tiffany
Studio làm ra vẫn là chiếc đắt nhất được bán đấu giá công khai. Còn nhớ ngày
12/12/1997, nó được nhà cái ở Christies', New York (Mỹ) bán đấu giá ở mức 2,8
triệu đô la. Nhưng ngay sau đó nó đã được chuyển nhượng lại cho một nhà sưu tầm
Nhật Bản giấu tên với giá khó tin.
Hầu hết những chiếc đèn Tiffany nguyên bản hiện nay đều có chủ, hoặc đang nằm ở trong các viện bảo tàng danh tiếng trên thế giới hay đã yên vị trong những bộ sưu tập tư nhân. Thi thoảng cũng có vài chiếc đèn Tiffany cỡ nhỏ có thiết kế đơn giản mang tính “đại chúng” xuất hiện tại các sàn đấu giá thế giới. Còn trên các mạng mua bán thì đầy “đèn Tiffany chính hiệu” đáng ngờ, có khi giá chào hàng lên đến vài trăm nghìn đô la mà vẫn có người mua vì chúng quá đẹp.
Hễ trên các sàn đấu giá có tiếng tăm bỗng xuất hiện một chiếc đèn có dáng dấp “xuất chúng” nhưng lạ lẫm (tức không có tên trong danh mục bảo tàng hoặc bộ sưu tầm đã được công bố) là lập tức gây xôn xao và nghi ngờ cho giới am hiểu, sưu tầm đèn. Những ai tin đó là đèn thật của Tiffany Studio New York thì xin mời, cứ mua đi, dù phải trả cả đôi triệu đô la.
Xem thêm: đèn tiffany hà nội
Do vậy nghệ nhân nào dám thử sức với chiếc chao
đèn này đều là những người cực kỳ có bản lĩnh. Người sưu tầm nó cũng phải có bản
lĩnh lớn sau khi dám chi trả một món tiền lớn còn phải ngồi đợi hai ba năm mới
được sờ vào chiếc đèn của mình! Người ta gọi đây là một thú chơi chẳng phải cứ
có tiền mà có là vì thế.
Nhận xét
Đăng nhận xét